Mở hộp & Đánh giá

Tại sao Xiaomi lại siết chặt quyền mở khoá Bootloader với điện thoại nội địa chạy HyperOS?

Sáng ngày 9/11 (theo giờ Việt Nam), Xiaomi đưa ra thông báo sẽ siết chặt quyền mở khoá Bootloader trên các điện thoại chạy HyperOS tại thị trường nội địa. Đây được xem là động thái cứng rắn của hãng nhằm ngăn chặn hàng xách tay bán tại các quốc gia ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Xiaomi siết chặt quyền mở khoá Bootloader với hàng nội địa

Trong bài đăng mới trên trang Cộng đồng Người dùng, Xiaomi viết: “Kể từ hôm nay, quyền mở khoá Bootloader sau khi nâng cấp HyperOS sẽ chỉ dành cho nhà phát triển và những người dùng đam mê điện thoại thông minh. Chúng tôi khuyên người dùng thông thường nên giữ trạng thái khoá Bootloader và không nên mở”.

Bên cạnh đó, Xiaomi nhấn mạnh: “Việc mở khoá Bootloader sẽ khiến điện thoại gặp nhiều rủi ro khác nhau và gây ra tác động khó lường đối với thiết bị. Nếu chúng tôi phát hiện hành vi bất thường của thiết bị sau khi mở khoá, tài khoản có thể bị cấm”.

blank

Ngoài ra, chính sách mới của Xiaomi chỉ áp dụng cho các thiết bị đã nâng cấp lên HyperOS. Điều này có nghĩa những người dùng Xiaomi 13, Redmi K60 hay Redmi Note 12 có thể mở khoá Bootloader bình thường, miễn là máy vẫn đang ở MIUI.

Kể cả sau khi mở khoá Bootloader thành công, người dùng cũng bị hạn chế rất nhiều tính năng. Đáng chú ý, họ sẽ không nhận được bất cứ bản cập nhật phần mềm nào. Để gỡ bỏ giới hạn này, người dùng cần phải cài đặt bản nâng cấp theo cách thủ công (thông qua chế độ Fastboot) hoặc khoá Bootloader (Relock Bootloader), sau đó làm lại từ đầu.

Vẫn có cách mở khoá, nhưng rất khó khăn

Trước đây, người dùng điện thoại Xiaomi, Redmi hay POCO xách tay có thể mở khoá Bootloader một cách dễ dàng. Họ chỉ cần đăng nhập Mi Account, sau đó đăng ký mở khoá trong Cài đặt nhà phát triển và chờ 7 ngày. Tuy nhiên, với HyperOS, mọi chuyện phức tạp hơn rất nhiều.

Theo Xiaomi, để mở khoá Bootloader, người dùng cần thực hiện bốn bước sau:

  • Bước 1 – Lắp SIM có kết nối 4G vào thiết bị;
  • Bước 2 – Tắt kết nối Wi-Fi và bật dữ liệu di động;
  • Bước 3 – Đăng nhập tài khoản Mi Account trên thiết bị của bạn. Đảm bảo tài khoản dùng để mở khoá phải được liên kết với thiết bị đó.
  • Bước 4 – Truy cập ứng dụng Mi Community China > Cài đặt khác > Mở khoá điện thoại để lấy công cụ mở khoá.
blank
Màn hình xác minh tài khoản trong Mi Community China

Ba bước đầu tiên nhìn chung tương đồng với cách mở khoá trước đây. Thế nhưng, bước thứ tư được cho là rất khó thực hiện, kể cả với người Trung Quốc. Bởi lẽ, để lấy được công cụ mở khoá, tài khoản Mi Account của bạn phải thoả mãn ít nhất ba yêu cầu sau:

  • Xác minh tài khoản: Để xác minh, bạn cần sử dụng số điện thoại và căn cước công dân của Trung Quốc;
  • Vượt qua “Bài kiểm tra đủ điều kiện mở khoá”;
  • Đạt cấp 5 trong ứng dụng Mi Community China. Theo thông tin mình tìm hiểu được, để đạt đủ cấp 5, người dùng phải tương tác với cộng đồng (đăng bài, bình luận) trong Mi Community tối thiểu 1 tháng.
blank
Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể xác minh bằng thông tin của Trung Quốc như CCCD, Hộ chiếu (kể cả mục Foreign Passport)

Kể cả khi đã hoàn thành ba yêu cầu trên, tài khoản của bạn cũng chưa chắc đủ điều kiện mở khoá. Theo Xiaomi, việc nhận được quyền mở khoá còn tuỳ thuộc vào kết quả đánh giá cuối cùng từ cộng đồng. Điều này có nghĩa kể cả khi đã đạt cấp 5 mà tài khoản của bạn không được cộng đồng công nhận, quyền mở khoá sẽ bị từ chối.

Mục đích thật sự của Xiaomi

Có thể thấy, Xiaomi đang ngày càng thắt chặt việc can thiệp sâu bên trong những chiếc điện thoại của mình. Điều này khác hoàn toàn so với 3 – 4 năm trước, khi mà người dùng có thể mở khoá dễ dàng những Redmi Note 5, Redmi Note 7 hay Xiaomi Mi 8. Thậm chí, với dịch vụ từ bên thứ ba, họ có thể mở khoá ngay mà không cần chờ 7 ngày.

Động thái này của Xiaomi được cho sẽ giúp tăng bảo mật thiết bị, tránh rò rỉ dữ liệu và đem lại trải nghiệm sử dụng ổn định. Thế nhưng, mình cho rằng mục đích thật sự của Xiaomi là muốn ngăn chặn việc điện thoại xách tay được bán và mở khoá tràn lan bên ngoài Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

blank

Kể từ sau thời kỳ bùng nổ của điện thoại xách tay Hàn Quốc, Mỹ thì người Việt bắt đầu chuộng các thiết bị nội địa đến từ Trung Quốc. Do không phải chịu thuế, các mẫu máy xách tay của Xiaomi, realme về Việt Nam thường có giá cực kỳ tốt, cạnh tranh hơn nhiều so với hàng chính hãng cùng cấu hình. Điều này ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận của hãng tại nước ta, lâu dài sẽ tác động không tốt đến chiến lược kinh doanh của họ.

Đó là lý do các hãng Trung Quốc đang ngày càng khắt khe hơn với điện thoại xách tay. Vào đầu năm, hàng loạt điện thoại xách tay như realme GT Neo 5, realme GT Neo 5 SE hay OnePlus 11 đều bị chặn SIM tại thị trường Việt Nam. Mặc dù có thể khắc phục được bẵng mã mở khoá (unlock code) hay phần mềm, thế nhưng những thiết bị trên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị khoá lại, đặc biệt là khi cập nhật Android.

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!