Tin công nghệ

Loạt sản phẩm thu hút tại triển lãm đổi mới sáng tạo

Hà NộiThiết bị thực tế ảo mô phỏng máy bay, robot vận chuyển, Internet vệ tinh, chip bán dẫn, nhận được sự quan tâm lớn từ khách tham quan VIIE 2023.


blank

Diễn ra từ ngày 28/10 đến 1/11 tại Hòa Lạc (Hà Nội), Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tại Việt Nam (VIIE 2023) là một trong những triển lãm công nghệ lớn nhất trong năm, với sự tham gia của hàng chục gian trưng bày, tập trung vào các lĩnh vực như nhà máy thông minh, thành phố thông minh, công nghệ môi trường, bán dẫn, y tế.

Không chỉ thu hút những người làm trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, triển lãm còn thu hút sự quan tâm lớn của người dùng cá nhân, học sinh, sinh viên, người yêu thích công nghệ đến tham quan và trải nghiệm.


blank

Những gian hàng hút khách nhất là những nơi có sản phẩm thực tế và cho phép trải nghiệm trực tiếp. Trong ảnh, người dùng đang trải nghiệm thực tế ảo trên mô hình máy bay của SK Telecom. Mô hình này từng được nhà mạng Hàn Quốc mang đến triển lãm di động MWC 2023 ở Barcelona đầu năm nay, sử dụng kính thực tế ảo mô phỏng trải nghiệm taxi bay.


blank

Nằm ở vị trí trung tâm, gian hàng của Viện Vật lý, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam tạo ấn tượng với sự xuất hiện của loạt robot trình diễn. Trong ảnh là robot IVASTBot tự động giơ tay lên chào khách mỗi khi phát hiện có người đến gần. Ngoài ra còn một số sản phẩm như robot tự hành, thiết bị ứng dụng AI trong nhà máy, xí nghiệp.


blank

Một số loại robot với khả năng di chuyển linh hoạt còn được sử dụng ở không gian chung. Chó robot iB_Go1 do nhà cung cấp Astec mang tới có khả năng chạy nhảy, biểu diễn động tác giống như một chú chó thực dưới sự điều khiển của con người. Sản phẩm thu hút nhiều sự quan tâm của các gia đình, đặc biệt là các em nhỏ, nhờ sợ độc đáo và mới lạ. Ngoài ra, Astec còn trình diễn robot vận chuyển, có khả năng thay thế con người trong một số nhiệm vụ như vận chuyển đồ ăn, tờ rơi, tích hợp màn hình chỉ dẫn.


blank

Máy tỉnh bảng hướng tới người dùng trẻ em với màu sắc bắt mắt cùng khả năng chống va đập. Theo nhà cung cấp, sản phẩm đặc biệt ở việc tích hợp sâu tính năng hỗ trợ giáo dục, được cung cấp dưới dạng launcher Android thay vì chỉ là một app như các nền tảng khác. Ngoài ra, chúng sẽ đi kèm sách giáo khoa được số hóa, cùng hệ thống thiết bị cho giáo viên như bảng thông minh, laptop, để tạo thành một “lớp học chuyển đổi số”, giúp giáo viên, phụ huynh có thể quản lý và theo dõi việc học của học sinh.


blank

Tại gian hàng của Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều người xếp hàng để trải nghiệm hệ thống bắn súng điện tử. Người dùng thực hiện thao tác bắn trước một tấm bia điện tử, sau đó hệ thống sẽ trả về kết quả ngay lập tức trên màn hình của giáo viên theo dõi.

Ngoài ra, gian hàng còn một loạt sản phẩm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, như robot chữa cháy, thiết bị chế áp drone, mô hình máy bay không người lái.


blank

Mẫu máy bay không người lái HRU 150 bằng vật liệu composite, với chiều dài 3,3 mét, sải cánh 2,9 mét, được tạo ra để trở thành mục tiêu trong các thử nghiệm vũ khí, tên lửa nhờ khả năng bay nhanh. Thiết bị có thể bay tự động theo hành trình được thiết lập sẵn hoặc chỉnh tay, hoạt động liên tục 90 phút ở tốc độ 300 km/h và tốc độ tối đa 400 km/h.


blank

Một trong những điểm đặc biệt của Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tại Việt Nam năm nay là sự xuất hiện của nhiều gian hàng, sản phẩm chip bán dẫn, trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy ngành công nghiệp này.

Tại triển lãm, Viettel công bố chip 5G đầu tiên do đội ngũ kỹ sư Việt làm chủ từ khâu thiết kế và nhận được sự quan tâm của khách tham quan trong và ngoài nước. Chip đóng vai trò xử lý thuật toán 5G DFE, điều khiển toàn bộ hoạt động của khối thu và chuyển tín hiệu 5G, cũng như giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác. Hãng cho biết chip này có mức độ phức tạp tương đương chip Apple A7 ra mắt năm 2013, có năng lực tính toán 1.000 tỷ phép tính mỗi giây.


blank

Năm nay, các trường như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM cũng trưng bày nhiều sản phẩm trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn do họ phát triển. Trong ảnh là gian hàng của trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP HCM với hàng chục bảng mạch, chip, wafer do giảng viên, sinh viên, nhà nghiên cứu của trường phát triển.


blank

Tại VIIE 2023, người dùng Việt cũng lần đầu được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm Starlink của SpaceX khi dịch vụ này chưa được phân phối chính thức ở Việt Nam. Gian hàng Internet vệ tinh chỉ mở thời gian ngắn trong ngày, nhưng luôn là một trong những điểm đến được nhiều người quan tâm.

Trong hình là bộ thiết bị gồm ăng-ten thu tín hiệu vệ tinh, cùng router phát sóng wifi của Starlink. Ngoài ra còn một số bộ thiết bị khác được đặt ngoài trời để người dùng trải nghiệm thực tế dịch vụ. Thử nghiệm cho thấy tốc độ Internet vệ tinh qua Starlink đạt khoảng 150-200 Mbps.


blank

Một sản phẩm độc đáo khác là “người ảo” do doanh nghiệp Việt Nam phát triển, có hình dáng và biểu cảm giống người thật, có thể mở ra tiềm mới về ứng dụng của AI trong tương lai.

Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) đang diễn ra từ ngày 28/10 đến 1/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc, với hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới trong 8 lĩnh vực trọng tâm gồm: nhà máy thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, công nghệ môi trường, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, hydrogen và y tế.

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!