Tin công nghệ

Mắc bẫy AI khi tải phần mềm lậu

Tin tặc đang sử dụng AI và kỹ thuật deepfake để mạo danh người nổi tiếng, dẫn dụ người dùng tải phần mềm lậu.

Trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng để tạo video giả mạo, chủ yếu xuất hiện trên YouTube, hướng dẫn tải một số phần mềm crack như Photoshop, Premiere Pro, Autodesk 3ds Max, AutoCAD mà không cần trả phí. Tuy nhiên, người tải không hề hay biết tin tặc đã gắn đường link độc hại dưới dạng tên file chính thống để lừa đảo, đánh cắp dữ liệu cá nhân.

Dữ liệu từ công ty bảo mật Cloudsek cho thấy, từ tháng 11/2022, số lượng video YouTube chứa liên kết đến phần mềm độc hại tăng mạnh, trung bình tháng sau cao hơn 200-300% so với tháng trước đó.

Thông thường, các video sử dụng bản ghi màn hình hoặc âm thanh chỉ dẫn các bước cài đặt. Tuy nhiên gần đây, các chuyên gia của Cloudsek phát hiện tin tặc còn sử dụng một số nền tảng tạo video bằng AI như Synthesia và D-ID để tăng mức độ tin cậy trong video giả mạo.

Trong đó, video có sự xuất hiện của con người, thậm chí người nổi tiếng, nhằm tăng độ uy tín và dẫn dụ nạn nhân làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, thực chất đây là nhân vật do deepfake AI tạo ra. Không chỉ phần mềm lậu, AI còn được dùng để tạo những nội dung ảnh hưởng đến số đông như tuyển dụng, bán khóa học, quảng cáo.





Sử dụng AI và deepfake để lừa đảo. Ảnh: Cloudsek.

Sử dụng AI và deepfake mạo danh, lừa cài phần mềm lậu chứa virus. Ảnh: Cloudsek

“Video xuất hiện con người tạo cảm giác quen thuộc và đáng tin cậy hơn. Do đó, gần đây có xu hướng video được dựng với nhân vật AI và lan truyền trên nhiều ngôn ngữ, nền tảng”, nhóm bảo mật Cloudsek cho biết.

Theo ông Ngô Minh Hiếu, nhà sáng lập dự án Chống lừa đảo, việc tin tặc dùng AI và kỹ thuật deepfake thực hiện video ghép mặt người nổi tiếng nhằm lừa đảo là vấn đề rất nguy hiểm. Chiêu trò của chúng gồm lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng, sau đó mời chào, quảng cáo lừa đảo, dẫn dụ tải file chứa mã độc.

“Nếu nội dung video có các dấu hiệu trên, không nên tải bất kỳ phần mềm nào trong đường link ở phần mô tả video. Người dùng nên vào trang chính thức của phần mềm để tải, tránh tải phần mềm có chữ crack (bẻ khóa), free download (tải miễn phí) trên Google, Facebook, YouTube”, ông Hiếu nói.

Trước đó, cuối tháng 10/2022, khuôn mặt của nhiều người nổi tiếng như Elon Musk, Tom Cruise, Leo DiCaprio cũng bị ghép bằng deepfake trong các video quảng cáo.

Theo WSJ, các video mô phỏng kể trên được tạo nhờ deepfake, kỹ thuật kết hợp giữa deep learning (học sâu) và fake (giả). Công nghệ này sử dụng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một người, từ đó tái tạo và chỉnh sửa để ghép vào video như thật. Deepfake ngày càng tạo ra những video chân thực và khó bị phát hiện.

Minh Hoàng

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!