Tin công nghệ

Tin giả được tạo ra thế nào

Tin giả (fake news) lan truyền trên không gian mạng dưới nhiều hình thức, từ dạng tin tức, quảng cáo sai sự thật đến công nghệ trí tuệ nhân tạo giả gương mặt, giọng nói.

Cuối năm 2022 Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng”. Trong đó, các chuyên gia định định nghĩa về tin giả trên không gian mạng là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem. Hoặc đó là những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hay bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.

Cách thức tạo ra tin giả

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), cách thức tạo ra fake news ngày càng tinh vi như giả tiếng, giả hình, video và xuất hiện trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok… Nhiều thông tin dưới dạng bài viết được trình bày tương tự như một bài báo chính thống, gây nhầm lẫn cho người đọc.





Nhiều trang lan truyền tin giả giả mạo giao diện giống các trang báo chính thông để lừa người đọc. Ảnh: Freepik

Nhiều trang lan truyền tin giả giả mạo giao diện giống các trang báo chính thông để lừa người đọc. Ảnh: Freepik

Hành vi “giả hình” là sử dụng công nghệ cắt ghép tạo hình ảnh người giả y như thật để tạo ra tin tức sai sự thật. “Giả tiếng” là sử dụng công nghệ TTP (công cụ chuyển văn bản thành tiếng nói – text to speech) để tạo ra các cuộc gọi tự động với giọng robot thu sẵn. Hiện nhiều người đang dùng công nghệ này cho các chương trình trên YouTube.

“Giả video” được thực hiện bằng cách cắt ghép hình ảnh người dẫn chương trình lồng vào dẫn bản tin giả. Loại hình ảnh giả này “buộc” người xem nghĩ đó là thật vì có hình ảnh quen thuộc của người dẫn chương trình truyền hình.

Hơn hết, các sản phẩm được tạo ra bởi AI ngày càng tinh vi, đặc biệt là deepfake với nhiều hệ lụy khôn lường về vấn nạn tin giả. Nạn nhân của tin giả bằng công nghệ này trên toàn cầu có thể là người tiếp nhận thông tin sai, bị ghép mặt vào các video khiêu dâm…

Deepfake là sự kết hợp giữa deep learning (học sâu) và fake (giả). Công nghệ này dùng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một người, từ đó, tái tạo và chỉnh sửa để tạo ảnh hoặc video trông như thật. Các đối tượng này có thể tạo MC với khuôn mặt và giọng nói giống người dẫn chương trình từ các hãng thông tấn lớn, sau đó, xây dựng kịch bản giật gân, sai sự thật, nhằm câu kéo tương tác từ cộng đồng mạng. Thậm chí, nhiều video còn đóng logo của kênh tin tức, khiến người xem lầm tưởng là các tin đã xác thực hoặc độc quyền.





Các đối tượng tung tin giả có thể lợi dụng công nghệ AI giả mạo giọng nói, gương mặt để tăng mức độ tin tưởng với người tiếp nhận. Ảnh: Freepik

Các đối tượng tung tin giả có thể lợi dụng công nghệ AI giả mạo giọng nói, gương mặt để tăng mức độ tin tưởng với người tiếp nhận. Ảnh: Freepik

Tác động đến công chúng

Đầu tiên, các thông tin sai sự thật có tác động tiêu cực đến tâm lý người tiếp cận. Công chúng thường có thói quen xem nhanh tin tức được đăng tải trên mạng xã hội và chỉ dừng lại ở những tin gây sự chú ý đặc biệt. Điều này dẫn tới việc tiếp nhận thông tin thiếu tính kiểm chứng kỹ lưỡng.

Người dùng sẽ dễ bị “dụ dỗ” khi đọc những tin tức tạo ra cảm xúc mạnh và dễ tin vào nó. Khi đó, họ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng chủ yếu sẽ dẫn đến những điều tiêu cực như ngạc nhiên, buồn phiền, hoảng sợ, phẫn nộ…

Không chỉ tâm lý, fake news cũng tác động đến hành vi của người tiếp nhận. Trên không gian mạng, với những cảm xúc mạnh về các thông tin giật gân, người dùng có thể thực hiện nhiều hành động vô tình lan truyền tin giả mạnh mẽ hơn như bày tỏ cảm xúc hoặc bình luận, gắn tên (tag) bạn bè, chia sẻ (share) trên mạng xã hội khi chưa kiểm chứng, xác định nguồn tin.

Để giảm thiểu tình trạng này, mới đây, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Báo VnExpress đã phát động chiến dịch Tin. Chương trình hướng tới giúp công chúng nâng cao nhận thức về tin giả, biết cách xác định, kiểm chứng, tự bảo vệ bản thân và báo cáo đến cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết.

Các hoạt động chính của chiến dịch gồm: Cuộc thi sáng tạo nội dung “Anti Fake News” trên nền tảng TikTok; Chương trình nâng cao văn hóa mạng Việt Nam và nhiều hoạt động, ấn phẩm truyền thông được chia sẻ rộng rãi trên mọi nền tảng mạng xã hội.

Nhật Lệ

Cuộc thi “Anti Fake News” khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo nội dung liên quan đến việc chia sẻ thông tin tích cực, hạn chế tin giả, sai sự thật trên nền tảng TikTok. Thí sinh có thể thực hiện điệu nhảy “Anti Fake News”, hát bài hát chủ đề do ban tổ chức công bố hoặc kể chuyện, diễn hoạt cảnh tình huống… và đăng tải trên ứng dụng này.
Sau hai vòng thi “Khởi tạo” và “Chung cuộc”, ban tổ chức sẽ trao tổng giá trị giải thưởng đến 150 triệu đồng, gồm:
– Top 10 video xuất sắc nhất ở mỗi chủ đề
– Top 3 video xuất sắc nhất ở mỗi chủ đề
– 1 video truyền cảm hứng (số điểm được đánh giá dựa trên bộ tiêu chí riêng)
– Top 5 nhà sản xuất nội dung tài năng
– 1 nhà sản xuất nội dung triển vọng
Độc giả xem thêm thông tin về chiến dịch và cuộc thi tại:
– Website: Chiến dịch Tin – Anti Fake News
– Fanpage: Anti Fake News



Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!