Thủ thuật Internet

Nên dùng loại IP nào?

#1. IP là gì?

Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một dãy số được gán cho mỗi thiết bị kết nối Internet, với mục đích chính là để xác định vị trí, nhận dạng thiết bị và định danh thiết bị đó trên mạng Internet.

IP (Internet Protocol – Giao thức Internet) được các web detect để lấy thông tin vị trí người dùng. Cụ thể hơn thì IP dùng để:

  • Xác định vị trí: Địa chỉ IP cho phép xác định vị trí của một thiết bị bất kỳ trên mạng Internet. Dựa vào địa chỉ IP bạn có thể biết được thiết bị đó đang kết nối từ quốc gia, khu vực nào…
  • Gửi và nhận dữ liệu: Địa chỉ IP được sử dụng để định tuyến và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Nó sẽ xác định nơi gửi và nơi nhận dữ liệu.
  • Truy cập mạng: Địa chỉ IP là yếu tố vô cùng quan trọng để một thiết bị có thể kết nối và truy cập vào các dịch vụ mạng như Internet, Email, Ftp…
  • Xác thực và bảo mật: Địa chỉ IP giúp xác thực danh tính người dùng và ngăn chặn các truy cập trái phép. Các tường lửa (firewall) sử dụng địa chỉ IP để lọc và kiểm soát luồng truy cập mạng.

Vâng, IP mình đang nhắc tới trong bài viết này là Public IP các bạn nhé (IP do nhà mạng hoặc các dịch vụ Internet cung cấp). Bạn có thể đọc thêm ở đây nếu chưa biết Public IP là gì.

Hai giao thức internet phổ biến hiện nay là IPv4 và IPv6.

IPv4 là phiên bản địa chỉ IP gốc và chứa một chuỗi gồm 4 con số, còn IPv6 là phiên bản mới hơn và chứa một chuỗi con số dài hơn, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tăng của việc kết nối thiết bị vào internet.

Hôm nay mình sẽ cùng các bạn phân biệt cụ thể các ưu và nhược điểm của 2 loại giao thức này nhé, để xem dùng loại nào phù hợp với nhu cầu của bạn.

so-sanh-IPv4-va-ipv6-1

#2. IPv4

IPv4 ra đời năm 1981, đây là phiên bản đầu tiên của IP được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay, hiện tại thì đây vẫn là một giao thức được sử dụng rộng rãi nhất.

2.1. Ưu điểm

  • Tính ứng dụng cao: Hầu hết các trang web, ứng dụng hiện nay đều hỗ trợ IPv4, vậy nên việc sử dụng giao thức này không sợ bị hạn chế truy cập.
  • Cấu trúc đơn giản: Dãy IPv4 có cấu trúc thập phân ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ hơn.

2.2. Nhược điểm

Số lượng ngày càng khan hiếm: IPv4 có độ dài 32bit => vậy nên chỉ có khoảng 4.3 tỉ địa chỉ IPv4, điều này rõ ràng là không đủ để phục vụ cho một số lượng người dùng Internet khổng lồ như hiện nay.

Ngoài ra, cũng vì số lượng hạn chế nên các IP ngày càng khó mua hơn ( khó mua được proxy IPv4 sạch).

Bảo mật kém hơn: IPv4 không hỗ trợ sẵn tính năng bảo mật trong giao thức, vậy nên rất khó thực hiện bảo mật kết nối từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận.

#3. IPv6

IPv6 ra đời vào năm 1998 để giải quyết tình trạng tài nguyên IPV4 đang dần cạn kiệt. Không những thế, IPv6 cũng được nâng cấp để khắc phục những yếu điểm của IPv4.

3.1. Ưu điểm

  • Số lượng nhiều: IPv6 có độ dài 128 bit, tức là có hơn 17 tỉ địa chỉ IPv6, gấp 4 lần IPv4.
  • Bảo mật tốt hơn: IPv6 tích hợp sẵn tính năng bảo mật trong giao thức nên có thể dễ dàng thực hiện bảo mật từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận (mã hóa đầu cuối).

3.2. Nhược điểm

+) Hạn chế truy cập: IPv6 có số lượng lớn, vượt quá khả năng kiểm soát traffic nên sẽ bị kiểm soát nguồn IP qua hành vi sử dụng.

Vậy nên không có nhiều web và ứng dụng hiện nay hỗ trợ IPv6, cũng chính vì thế mà loại giao thức này có tính ứng dụng thấp hơn so với IPv4 ở thời điểm hiện tại (nam 2023).

+) Cấu trúc phức tạp: Dãy IPv6 có cấu trúc nhị lục phân phức tạp và khó đọc hơn so với cấu trúc thập phân của IPv4.

Bảng so sánh IPv6 thay vì IPv4

Tiêu chí IPv4 IPv6
Địa chỉ IP 32 bit 128 bit
Không gian địa chỉ ~ 4.3 tỷ địa chỉ IP ~340 nghìn tỷ tỷ địa chỉ IP
Cấu trúc địa chỉ 4 octet, mỗi octet 1 byte, cách nhau bởi dấu chấm

Hay nói cách khác là dạng thập phân và chia thành 4 phần, mỗi phần 8 bit, ví dụ: 192.168.0.1

8 nhóm 16 bit, cách nhau bằng dấu :

Hay nói cách khác là dạng thập lục phân và chia thành 8 phần, mỗi phần 16 bit, ví dụ: 2001:0db8:85a3:0000:0000:8a2e:0370:7334

Dạng biểu diễn Decimal và chấm thập phân Hexadecimal
NAT (Network Address Translation) Cần thiết do thiếu địa chỉ Không cần thiết
Multicasting Hạn chế Được hỗ trợ tốt
Tốc độ xử lý Chậm hơn do tiêu tốn thời gian kiểm tra checksum Nhanh hơn
Bảo mật Ít bảo mật hơn. Phải sử dụng phương pháp NAT (Network Address Translation) để bảo vệ địa chỉ IP Bảo mật tốt hơn. Hỗ trợ các tính năng bảo mật tích hợp như IPSec (Internet Protocol Security)
Hỗ trợ Phổ biến và được hỗ trợ rộng rãi Chưa thông dụng. Đang dần được triển khai và hỗ trợ
Tương thích Không thể chuyển đổi trực tiếp sang IPv6 Thực hiện DNS thông qua các bản ghi AAAA
DNS Thực hiện DNS thông qua các bản ghi A Hỗ trợ các cơ chế chuyển đổi tương thích với IPv4

#4. Nên sử dụng IPv4 hay IPv6?

Tùy theo mục đích sử dụng của bạn, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:

Quyền truy cập: Một số nền tảng như Gleam, Etsy, eBay,…không cho phép IPv6 truy cập nên nếu bạn định dùng Proxy để vào các web này thì bắt buộc phải dùng địa chỉ IPv4.

Nguy cơ bị khóa tài khoản: Các trang web như Google, Facebook,…dù vẫn cho phép IPv6 truy cập, tuy nhiên sẽ thường xuyên bị verify, checkpoint =>nguy cơ bị khóa tài khoản cao hơn so với việc dùng IPv4.

Giá cả: Tùy theo bên bán sẽ có các mức giá khác nhau nhưng nhìn chung hiện nay giá của Proxy IPv6 rẻ hơn IPv4.

Nói tóm lại là dù IPv6 có mức giá rẻ hơn nhưng ở thời điểm hiện tại thì IPv4 vẫn là sự lựa chọn tốt hơn, thậm chí là bắt buộc trong nhiều trường hợp.

#5. Lời Kết

Vâng, trên đây là bài so sánh giữa IPv6 và IPv4, hi vọng là qua bài viết này thì bạn đã hiểu hơn về IPv6 và IPv4.

Nếu bạn còn biết thêm những thông tin thú vị khác về địa chỉ IP thì đừng quên comment bên dưới phần bình luận để anh em cùng thảo luận thêm nhé.

Đọc thêm:

CTV: Minh Thành – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao – (Có 1 lượt đánh giá)

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!