Tin công nghệ

An Giang: Bàn giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn


DNVN – Việc sử dụng phân bón vô cơ (hóa học) trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã tăng rất nhanh, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đang tìm kiếm các giải pháp để có nguồn phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phục vụ trong nông nghiệp.

Chiều 17/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang chủ trì cuộc họp với các bộ phận chuyên môn, doanh nghiệp và chuyên gia nhằm trao đổi phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

“Biến” phế phẩm thành phân bón

Theo Sở NN&PTNT An Giang, việc sử dụng phân bón vô cơ (hóa học) trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã tăng rất nhanh, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và có nhu cầu sử dụng phân bón rất lớn.

Chính vì vậy, để có nguồn phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phục vụ trong nông nghiệp, Bộ NN&PTNT và sở ngành ở các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân nên tận dụng rơm rạ, tro trấu, lục bình, phân chuồng (trâu – bò, gà vịt, heo), phụ phẩm nông sản, phụ phẩm thủy sản từ nhà máy chế biến sẵn có rất phong phú tại các địa phương trong vùng để làm phân bón hữu cơ phục vụ lại cho cây trồng.

Bên trong nhà máy sử dụng công nghệ Bioway xử lý phế phụ phẩm hữu cơ thành phân bón.

Bên trong nhà máy sử dụng công nghệ Bioway xử lý phế phụ phẩm hữu cơ thành phân bón hữu cơ.

Mặc khác, việc tận dụng phụ phẩm, nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ có khả năng giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, làm tăng tính cải thiện sự phì nhiêu, duy trì sự màu mỡ dinh dưỡng đất lâu dài, giúp cây phát triển tốt hơn. Từ đó tạo ra sản phẩm nông sản an toàn, bền vững trong sản xuất đồng thời làm giảm các tác động tiêu cực môi trường.

Nói về giải pháp, bà Lê Thị Cẩm Tiên – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bioway Hitech cho biết, xử lý phế phụ phẩm hữu cơ thành phân bón hữu cơ phục vụ lại bón cho cây trồng vừa giúp cây xanh tốt, ít sâu bệnh và hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học. Bên cạnh đó phân bón hữu cơ vừa giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng mà cho ra nông sản đạt theo yêu cầu về mặt an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Theo bà Tiên, công ty còn đưa ra 5 chủng vi sinh “biến” các sản phẩm thực vật bỏ đi thành phân hữu cơ có ích để bón lại cho cây trồng, thông qua công nghệ Bioway ủ phân compost dạng kín, xử lý phế phụ phẩm hữu cơ thành phân bón hữu cơ qua quá trình lên men siêu tốc, cao nhiệt chỉ trong 6 giờ. Công nghệ ủ phân Bioway sẽ tạo ra 5 nhóm vi sinh vật như: cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose, giúp tăng quang hợp, đối kháng.

Sử dụng công nghệ có sẵn

Tại cuộc họp, TS Chau Thi Đa – Khoa khoa học ứng dụng của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, việc sử dụng phân hữu cơ được sản xuất từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp – thủy sản trộn với các nguyên liệu hữu cơ khác tại địa phương vừa là giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong khu vực, vừa là tiềm năng lớn để cải thiện đất nông nghiệp.

Theo TS. Đa, An Giang là tỉnh phát triển nuôi trồng thủy lớn, đứng nhất nhì ở ĐBSCL, tỉnh có hàng trăm ao nuôi cá tra với diện tích khoảng 1.200ha/năm, đặc biệt là các chất lơ lửng phân cá, bùn thải đáy ao nuôi cá tra hút, nạo vét 2 tháng lần trong chu kỳ (6 tháng) nuôi cá thịt và chứa trong ao xử lý (ước tính khoảng 30 – 40.000m3 bùn/1ha với độ sâu 3.5m). Trong ao nuôi cá, bùn thải từ các dáy áo thủy sản thâm canh rất giàu với OM, nitơ, phốt pho và các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng.

Rơm được thu gom về để chế biến thành

Rơm được thu gom về đểđể sản xuất phân hữu cơ.

Từ nhận định trên, TS. Đa đề xuất, việc tận dụng và tái sử dụng bùn thải giàu dinh dưỡng từ phân cá, bùn thải ao nuôi, xác cá chết, phối trộn với phụ phẩm nông nghiệp, cùng với các nguyên liệu sẵn có khác địa phương sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh là một trong những thách thức và cũng là một giải pháp tiềm năng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học.

“Giải pháp này còn giúp cho địa phương vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, mang lại lợi ích kinh tế, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững trong tương lai”, TS. Đa kỳ vọng.

Kết luận cuộc họp, ông Trương Kiến Thọ – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cho biết, công nghệ hữu cơ và tuần hoàn là chiến lược quan trọng của nông nghiệp Việt Nam. Việc tận dụng phụ, phế phẩm nông, thủy sản được tỉnh ủng hộ thực hiện.

ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cho biết, công nghệ hữu cơ và tuần hoàn là chiến lược quan trọng của nông nghiệp Việt Nam.

Ông Trương Kiến Thọ – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang kỳ vọng,làm sao biến chất thải thành tiền, không tốn chi phí xử lý mà biến thành nguyên liệu, tạo ra sản phẩm hữu cơ.

Theo ông Thọ, ngành nông nghiệp đề xuất UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT phối hợp công ty Antesco và Bioway, làm đề án xây dựng một nhà máy phân bón trên địa bàn huyện Chợ Mới, hoạt động trên cơ sở vùng nguyên liệu của Antesco.

Song song đó, phối hợp sở khoa học công nghệ làm đề tài nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm nông nghiệp, thủy sản trên nền Bioway; thực hiện nội dung thử nghiệm, đề xuất đề tài cơ sở để thử nghiệm, đánh giá phân hữu cơ, thử nghiệm các sản phẩm chiến lược rau màu, cây ăn trái.

“Ngành nông nghiệp sử dụng nguồn khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới triển khai sử dụng các mô hình Bioway, trước mắt phối hợp Antesco thử nghiệm đậu nành rau, cây bắp. Các địa phương có yêu cầu lên danh mục tập hợp để thực hiện làm sao biến chất thải thành tiền, không tốn chi phí xử lý mà biến thành nguyên liệu, tạo ra sản phẩm hữu cơ”, ông Thọ nhấn mạnh.


Thái Cường

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!