Tin công nghệ

Chip Intel Là Gì? Chi Tiết Thông Số Kỹ Thuật Của Chip Intel

Chip Intel là loại chip vô cùng được ưa chuộng trên thị trường PC và Laptop hiện tại. Vậy Chip Intel gì? Có bao nhiêu loại chip Intel phổ biến và ý nghĩ các thông số của nó là gì? Hãy cùng Phong Vũ tìm hiểu chi tiết về con Chip đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé!



1. Chip Intel là gì?

Chip Intel hay còn gọi vi xử lý Intel, là một loại chip được tập đoàn Intel thiết kế và sản xuất. Đây là loại CPU có khả năng xử lý dữ liệu theo chương trình được lập trình sẵn.

chip intel
Chip Intel là một loại chip được tập đoàn Intel thiết kế và sản xuất.

Tập đoàn Intel được Gordon Moore (cha đẻ của định luật Moores) và Robert Noyce (đồng sáng chế vi mạch) thành lập năm 1968, sở hữu bằng sáng chế kiến trúc CPU x86. Đây là nhà sản xuất bộ xử lý PC nổi tiếng đình đám trên thế giới. Trụ sở chính của hãng nằm tại Santa Clara, California. Chip AMD đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Intel hiện nay.

2. Ưu điểm và nhược điểm của chip Intel

Ưu điểm

Dòng chip Intel mang đến nhiều ưu điểm đáng chú ý. Đầu tiên là khả năng tương thích, với sự phổ biến và được cung cấp rộng rãi, các dòng chip Intel phù hợp với nhiều dòng máy tính và PC khác nhau. Ngoài ra, điện năng tiêu thụ của CPU Intel vô cùng thấp. So với các dòng CPU khác, CPU Intel tiêu thụ ít năng lượng, giúp tiết kiệm điện và làm mát hệ thống.

chip-intel
CPU Intel tiêu thụ ít năng lượng, giúp tiết kiệm điện và làm mát hệ thống.

Chip Intel cũng được đánh giá cao về khả năng tạo nhiệt ít hơn so với các CPU khác. Với việc tiêu thụ năng lượng thấp hơn, CPU Intel giải phóng ít nhiệt hơn, giúp hệ thống hoạt động mát mẻ hơn và giảm nguy cơ quá nhiệt. Hơn thế, Intel có năng lực sản xuất lớn. Với 15 nhà máy phát triển CPU trên toàn cầu, Intel có khả năng sản xuất và cung cấp CPU một cách rộng rãi, từ máy tính cá nhân đến các hệ thống công nghiệp.

Không chỉ vậy, chip Intel còn được trang bị đồ họa tích hợp HD hoặc Iris, giúp máy tính có khả năng xử lý đồ họa và hình ảnh tốt mà không cần đến GPU riêng biệt.

Nhược điểm

Máy tính để bàn sử dụng chip Intel dễ tiêu tốn nhiều năng lượng để hoạt động bởi chip Intel thường có hiệu suất cao. Bên cạnh đó, máy tính cũng tỏa nhiệt cao hơn, công nghệ làm mát phải hoạt động mạnh mẽ hơn để giữ cho trạng thái máy luôn ổn định.

chip intel 3
Máy tính để bàn sử dụng chip Intel dễ tiêu tốn nhiều năng lượng để hoạt động.

Một nhược điểm khác của chip Intel là khi bộ vi xử lý càng mạnh, nhiệt lượng sản sinh càng tăng. Hầu như bất kỳ dòng CPU nào cũng mắc phải điểm này. Ngoài ra, vì là thương hiệu lớn , chất lượng và nổi tiếng, chip intel có mức giá khá cao trên thị trường. Tuy nhiên, Intel cũng cung cấp đa dạng nhiều phân khúc chip từ thấp đến cao, giúp người dùng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.

3. Các dòng chip Intel có mặt trên thị trường hiện tại

Đây là dòng chip Intel phổ biến nhất dành cho cho laptop và PC. Intel cung cấp các phiên bản khác nhau trên thị trường như Core i3, i5, i7, i9 và Core X-series (dành cho PC). Ngoài ra, hãng còn có dòng sản phẩm Core Solo và Core Duo. Tính đến thời điểm hiện tại, nhà Intel đã ra mắt thế hệ thứ 11 của dòng chip Intel Core.

chip intel 5
Intel cung cấp các phiên bản khác nhau trên thị trường như Core i3, i5, i7, i9 và Core X-series (dành cho PC).

Intel Pentium là dòng chip có mức giá tầm trung của Intel, sử dụng được trên cả PC và laptop Pentium. Ra đời từ năm 1993, Pentium chính thức được tung ra thị trường vào năm 1994. Dòng chip này sử dụng quy trình sản xuất 22nm, có phiên bản 2 hoặc 4 nhân (tùy mẫu chip) nhưng không hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading và Turbo Boost.

chip intel 6
Intel Pentium là dòng chip có mức giá tầm trung của Intel.

Chip Intel Pentium có hiệu năng ổn định, tiết kiệm pin hiệu quả, tháo tác trải nghiệm mượt mà. Công nghệ trên Pentium đã được cải tiến theo thời gian, đặc biệt là chip Intel Pentium IV (ra mắt năm 2000) với tốc độ xung nhịp đáng chú ý từ 1.4GHz đến 1.5GHz, là một trong những dòng chip tầm trung nổi bật thời điểm đó. Tuy nhiên, Intel đã ngừng sản xuất dòng chip Pentium IV này vào năm 2015.

Intel Celeron

Chip Intel Celeron được Intel ra mắt vào năm 1998, là phiên bản rút gọn và giá thành thấp hơn của chip Intel Pentium. Celeron có hiệu suất thấp, tốc độ xử lý hạn chế và không tích hợp các công nghệ hiện đại như Turbo Boost và Hyper-Threading. Chip thường được sử dụng trên các dòng laptop giá rẻ dành cho học tập và văn phòng. Tuy nhiên, chip Intel Celeron Haswell đã được nâng cấp và có hiệu năng hoạt động ổn định.

chip intel 7
Chip Intel Celeron là phiên bản rút gọn và giá thành thấp hơn của chip Intel Pentium.

Các thế hệ sau của chip Intel Celeron được sản xuất dựa trên cấu trúc của Intel Core i, Pentium III và Pentium IV, nhưng thường có ít bộ nhớ cache và tích hợp ít tính năng bên trong. Theo nhiều nguồn thông tin, Pentium và Celeron có thể sẽ bị bỏ trong tương lai.

Intel Xeon

Chip Intel Xeon ra đời từ năm 2013, được sử dụng trên các máy tính doanh nghiệp như máy trạm hay máy chủ server. Xeon sử dụng nhiều lõi CPU (lên đến 56 lõi) và bộ nhớ đệm L3 cache cao, phù hợp với từng dòng sản phẩm. Ngoài ra, nó còn tích hợp công nghệ phân luồng và RAM kiểm tra – sửa lỗi (RAM ECC) để phát hiện và sửa chữa lỗi hệ thống tự động. Hiện tại, Intel Xeon có 4 dòng phổ biến là Xeon E, Xeon D, Xeon W và Xeon mở rộng.

4. Cách đọc tên các thông số chip Intel

Để lựa chọn dòng chip phù hợp với nhu cầu bản thân thì bạn cần phải nắm được cách đọc tên của chip Intel. Tên Chip Intel thường được đặt theo quy tắc chung với cú pháp như sau: Tên thương hiệu – Dòng chip Intel – Số thế hệ CPU – Số ký hiệu sản phẩm (SKU) – Hậu tố.

Ví dụ: Intel Core i9 – 10 900K

  • Tên thương hiệu: Intel Core
  • Dòng chip Intel : i9
  • Số thứ tự thế hệ CPU: 10: Thế hệ 10
  • SKU: 900 (Có thể hiểu đây là biểu thị xung nhịp của bộ vi xử lý)
  • Hậu tố: K

Với những dòng chip phổ biến, đằng sau chữ Core iX thì sẽ là 4 số ngẫu nhiên. Trong đó, 1 hoặc 2 con số đầu tiên sẽ mô tả đây là hệ chip là gì. Ví dụ trường hợp, một con chip intel có số 9800, nghĩa là nó đang sử dụng kiến trúc Intel Core đời thứ 9, Từ đời Intel Core Gen 10 trở đi thì Chip sẽ trở thành 10XXXX.

Số hiệu SKU là những các con số nằm tiếp nối thế hệ chip, cho biết thứ tự, sức mạnh mà con chip này được phát triển. Tuy nhiên, chúng ta chỉ so sánh khi chúng có cùng thương hiệu, dòng chip, thế hệ chip.

Ngoài ra, Product Line Suffix (hậu tố dòng sản phẩm) theo sau cùng sẽ cho biết các đặc tính của sản phẩm. Chẳng hạn như, hậu tố là U thì đây là dòng chip tiết kiện điện, được sử dụng cho laptop mỏng nhẹ, máy có màn hình cảm ứng, máy 2 in 1… Hoặc nếu đây là ký tự XE thì nó là con chip “Extreme” với sức mạnh vượt trội, dùng cho máy tính có hiệu năng cực trâu.

chip intel 8
Cách đọc tên các thông số chip Intel.

Đặc biệt, riêng với dòng Intel Core Gen 10, những con chip có chữ G sẽ cho biết rằng, chúng sở hữu bộ vi xử lý đồ họa mạnh và mới hơn. Các con chip này cũng có cách đánh số tương đối khác bình thường, đó là 2 số chỉ thế hệ (10), tiếp đến đó là 2 số SKU, hậu tố G kèm một số nữa để người dùng biết được mức độ mạnh yếu của bộ xử lý đồ họa. Ngoài ra, các dòng Intel Core Gen 10 có hậu tố U, Y, H, K… vẫn tuân theo quy tắc đặt tên cũ.

Ý nghĩa của hậu tố:

  • Từ G1 đến G7: Dòng chip tích hợp bộ vi xử lý đồ họa (GPU) thế hệ mới Iris Plus
  • F: Máy cần có card đồ họa riêng mới hoạt động được
  • H: Dòng chip có hiệu năng cao sử dụng cho laptop
  • HK: Dòng chip có hiệu năng cao sử dụng cho laptop, có thể mở khóa nhân để ép xung
  • HQ: Dòng chip có hiệu năng cao sử dụng cho laptop với trang bị 4 nhân
  • K: Dòng chip có thể mở khóa hệ số nhân để ép xung
  • S: Special Edition – Dòng chip phiên bản đặc biệt
  • T: Dòng chip có khả năng tối ưu cho điện năng tiêu thụ
  • U: Dòng chip tiết kiệm điện dành cho laptop
  • Y: Dòng chip siêu tiết kiệm điện, thường cho laptop mỏng nhẹ

5. Giải thích các thông số liên quan về CPU

Các dòng chip thường sẽ đi kèm một số thông tin khác về CPU. Ví dụ như: Intel core i5 4300U, xung nhịp 1.90 GHz up to 2.90 GHz, 4 luồng, 2 lõi. Bộ nhớ đệm 3 MB Intel Smart Cache. Thông số của CPU sẽ được hiểu như sau:

  • Xung nhịp 1.90 GHz: đây là tần số mô tả số lần đóng, mở của một bóng bán dẫn có đơn vị gigahertz (GHz). Như vậy, tần số cơ bản của CPU đó là 1.90 GHz.
  • Up to 2.90 GHz: Đây là tần số tối đa một lõi khi sử dụng công nghệ Intel Turbo Boost.
  • Số lõi 2: 2 là số bộ xử lý trung tâm độc lập.
  • Số luồng 4: Là thuật ngữ phần mềm dành cho chuỗi các lệnh cơ bản, được sắp xếp theo một thứ tự có thể được xử lý hoặc chuyển qua bởi một lõi CPU duy nhất.
  • Bộ nhớ đệm 3MB Intel Smart Cache: Là vùng bộ nhớ nhanh trên bộ vi xử lý. Giá trị càng cao, hoạt động xử lý của CPU càng được tối ưu. 

Hy vọng qua những thông tin tổng quát về chip Intel trên, bạn có thể tự chọn lựa được cho mình con chip ưng ý, phù hợp với thiết bị nhé!

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!