Tin công nghệ

Nỏ thần của An Dương Vương và Loa Thành 9 vòng ốc là có thật?


DNVN – Mô hình mô phỏng nỏ thần An Dương Vương của kỹ sư Vũ Đình Thanh được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế ngày 25/8/2022 đã khơi gợi một chủ đề thú vị về truyền thuyết thành Cổ Loa xưa: Nỏ thần của An Dương Vương và Loa Thành 9 vòng ốc là có thật?

Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc lẫy nỏ thần làm từ móng chân rùa thần và mối tình bi thương Mỵ Châu – Trọng Thủy.

Điều đặc biệt thú vị là sau khi mô hình mô phỏng nỏ thần An Dương Vương của kỹ sư Vũ Đình Thanh được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế và mô hình này được đặt tại Bảo tàng trưng bày cổ vật Cổ Loa, không chỉ có tác giả mô hình mà rất nhiều khách tham quan trải nghiệm mô hình đều mang niềm tin về nỏ thần của An Dương Vương và Loa Thành 9 vòng ốc là có thật.

Nỏ thần được kỹ sư Vũ Đình Thanh phục dựng đã tái hiện hình ảnh chùm mũi tên Cổ Loa dũng mãnh vượt khoảng cách hàng trăm mét xuyên bia đúng như mô tả trong truyền thuyết xưa.

Các mũi tên bay uy lực từ nỏ làm bằng những vật dụng rất thô sơ mà người Việt xưa hoàn toàn làm được và càng đặc biệt khi nỏ có vuốt rùa làm lẫy nỏ có thể bị đánh tráo giống như truyền thuyết đã đề cập đến.

blank

Những mũi tên đồng được kỹ sư Vũ Đình Thanh nhờ người chế tác dựa theo hình dáng, kích thước những mũi tên đồng ngày xưa từng được khai quật.

Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, chiếc nỏ sử dụng phương pháp bắn bằng ống tên, cho phép bắn cùng lúc nhiều mũi tên. Nhờ cách bắn này vận tốc của mũi tên nhanh ít nhất gấp đôi so với cách bắn nỏ thông thường, mũi tên cũng bay xa hơn.

Nỏ chỉ bắn được mũi tên bằng đồng vì tỉ trọng của đồng thắng được sức cản không khí, các vật liệu khác như tre, gỗ khi bắn với vận tốc lớn không bay được xa và chệch hướng vì bị tác động của lực cản không khí.

Mũi tên được kỹ sư Thanh thiết kế theo giống hình dạng, kích thước, chất liệu của các mũi tên đã được khai quật ở Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Đầu mũi tên có 3 cánh, cánh 1 ngắn hơn cánh 2, cánh 2 ngắn hơn cánh 3, tạo thành một bước của ốc vít để xuyên vào không khí, đồng thời mỗi cánh cong theo cùng chiều kết hợp với chuôi nhỏ dần đều nên khi bắn mũi tên bay quay quanh trục của mình khiến mũi tên ổn định và bay xa, không bị quay ngang.

Sau khi mũi tên bay với tốc độ nhanh và xa hàng trăm mét, đầu nhọn của mũi tên sẽ chúc xuống và cắm mạnh vào phía mục tiêu dưới đất chứ không phải mục tiêu trên cao. Theo truyền thuyết, nỏ thần được đặt trên thành cao bắn xuống mục tiêu là quân địch ở phía dưới mặt đất.

blank

Trải nghiệm bắn nỏ mô phỏng nỏ thần An Dương Vương dưới sự hướng dẫn của kỹ sư vũ khí Vũ Đình Thanh.

Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Thanh lý giải, những thông tin về nỏ thần mà ông sáng chế được đăng tải trên báo chí thời gian qua chưa quay được cảnh bắn nỏ thần đúng như ngày xưa vua An Dương Vương đã bắn, tức là phải bắn từ trên cao. Vì nếu có điều kiện bắn từ trên cao, chúng ta mới hoàn toàn chứng minh được sức mạnh của nỏ thần.

Qua những nghiên cứu và sáng chế của mình, kỹ sư Vũ Đình Thanh nhấn mạnh: Sức mạnh của nỏ thần là làm to bao nhiêu cũng được, có thể làm được cái nỏ cực to, trong khi nỏ thường thì không làm được.

Thêm nữa, mũi tên của nỏ thần bay rất xa và rất uy lực (xa hơn nỏ thường ít nhất 5 lần). Nỏ thần chỉ bắn được cực xa ở môt vị trí đặt ống duy nhất, còn các vị trí khác tên không bay được và đây chính là điều đặc biệt thú vị.

Truyền thuyết cũng như các thư tịch cổ mô tả thành cổ rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành. Thư tịch cổ Trung Hoa chép thành Cổ Loa có 9 vòng, hình con ốc.

“Ngày xưa vua An Dương Vương đã bắn nỏ thần từ vị trí rất cao. Đây là một chi tiết rất quan trọng vì rằng nếu bắn được các mũi tên đồng từ độ cao thì khi mũi tên rơi tự do từ độ cao trên 100m, nhờ đầu mũi tên nặng nên lao xuống đất đâm vào quân giặc từ hướng trên không với vận tốc hơn 60m/giây. Vận tốc đó xuyên thủng được hết tất cả các loại giáp sắt thời bấy giờ và đảm bảo một phát bắn tiêu diệt được hàng trăm tên giặc”, ông Thanh nói.

blank

Truyền thuyết cũng như các thư tịch cổ mô tả thành Cổ Loa rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc.

Cũng theo ông Thanh, nếu nỏ thần đặt trên mặt đất thì khi bắn xa sẽ là cuối tầm tên, mũi tên sẽ không nguy hiểm nữa.

“Ở đây, chúng ta có được nguyên lý nỏ thần nhưng một kỳ công hơn nữa mà chúng ta chưa nói tới, chưa nói tới cái điều mà hàng chục cuốn sách thời cổ đại nhắc đến như là một kỳ quan của thế giới khi đó, đó là Loa Thành 9 vòng ốc. Loa Thành hình con ốc tức là một tòa thành rất cao, tòa thành rộng hàng ngàn trượng hình con ốc – một kỳ công xây dựng của vua An Dương Vương”, ông Thanh tự hào cho biết.


Hà Anh

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!