Tin công nghệ

Đạn chùm của Văn Lang – Âu Lạc là nguyên nhân cái chết của 50 vạn quân Tần


DNVN – Thượng tướng, viện sĩ, tiến sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Huy Hiệu nhấn mạnh về điều cần thiết phải giới thiệu cho tất cả người Việt về bí mật vũ khí của tổ tiên. Để ai ai cũng hiểu rằng tổ tiên người Việt đã ở trên mảnh đất này từ thủa hồng hoang, đã hàng nghìn năm giữ được mảnh đất thiêng liêng này cho chúng ta tới tận ngày nay.

Vì lí do đó, Thượng tướng, viện sĩ, tiến sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã cùng với Vũ Đình Thanh (người phục dựng thành công “nỏ thần An Dương Vương” trong truyền thuyết) trong bài viết này phân tích kỹ lưỡng bằng vũ khí gì người Việt khi xưa đã bắn chết gần 50 vạn quân Tần.

Chiến tranh Nga – Ucraina đang diễn ra ác liệt và một trong những chủ đề nóng bỏng được báo chí phương Tây đề cập đến vũ khí sát thương hàng loạt vô cùng khủng khiếp. Đó là việc Nga sử dụng đạn chùm hay còn gọi là flechette làm sát thương hàng loạt bộ binh Ucraina.

Hàng loạt đạn pháo, tên lửa cachiusa nổ trên không rồi tung hàng vạn cái đinh nhỏ. Những cái đinh nhỏ đó lao nhanh dần đều, chỉ nhờ sức hút của trái đất đã gây nên cái chết hàng loạt binh sĩ Ucraina.

Tướng Hiệu nói về đạn chùm mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Có những lúc chúng ta chiếm được toàn bộ căn cứ địch nhưng nếu chỉ huy lơ là, địch chỉ bắn một quả đạn 105 ly, nổ tung ở độ cao tầm 50 m tung ra 5000 cái đinh nhỏ mà tiếng quốc tế gọi là flechette, các đinh đó lao vào quân ta từ trên không chỉ nhờ sức hút trái đất và gây ra cái chết của chiến sĩ ta.

blank

Mũi tên đồng Cổ Loa từ 2300 năm trước tại bảo tàng lịch sử.

Hiện tại, thế giới công nhận về công nghệ đạn chùm flechette được bắt đầu từ chiến tranh thế chiến 1 bởi người Pháp nên đạn chùm còn có tên gọi là flechette. Người Pháp khi đó sử dụng những mũi tên sắt nhỏ với đầu nhọn, thả hàng loạt từ máy bay thô sơ xuống đội hình bộ binh và kỵ binh địch.

Những mũi tên sắt này lao nhanh dần đều xuống đất xuyên thủng mọi mũ sắt chỉ nhờ lực hút của trái đất và tất nhiên cùng lúc tiêu diệt mọi bộ binh, kỵ binh địch. Một điều vô cùng thú vị là hình dáng, kich thước, khối lượng của các mũi tên đạn chùm flechette đó lại hoàn toàn trùng hợp với các mũi tên đồng Cổ Loa. Cũng dài độ 11 cm, trọng tâm dồn về phía đầu nhọn.

“Có nghĩa là, nếu lấy các mũi tên Cổ Loa tại bảo tàng lịch sử có niên đại 2300 năm trước thì lập tức thay thế được đạn chùm flechette ngày nay đang được thả từ máy bay, UAV, drone. Chắc chắn trong tương lai, toàn thế giới sẽ phải công nhận công nghệ đạn chùm flechette (công nghệ thả mũi tên nhỏ bằng sắt, đồng từ trên cao, mũi tên sẽ lao nhanh dần đều xuống đất, xuyên thủng giáp sắt chỉ nhờ sức hút trái đất) là do người Việt nghĩ ra”, tướng Hiệu cho biết.

Vì bằng chứng là các mũi tên đồng khảo cổ Cổ Loa, cuộc kháng chiến của người Việt bắn chết gần 50 vạn quân Tần mà chính sử Trung Quốc như Sử ký Tư Mã Thiên ghi lại. Điều này được khẳng định thông qua bằng độc quyền sáng chế về “nỏ thần An Dương Vương” mà kỹ sư Vũ Đình Thanh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận có khả năng bắn được các mũi tên đồng Cổ Loa flechette nhỏ.

Sẽ có người hỏi đạn chùm flechette ngày nay tại sao phải làm bằng hợp kim sắt, đồng mà không làm từ các vật liệu như gỗ hay nhựa, tre? Câu hỏi này đã được các cụ tổ người Việt giải quyết từ hàng nghìn năm trước.

blank

Đạn chùm flechette ngày nay giống hệt các mũi tên Cổ Loa từ hơn 2300 năm trước.

Tổ tiên người Việt đã biết rằng gỗ, tre nếu thả từ trên cao xuống sẽ bị không khí cản lại, không thể rơi nhanh dần đều như mũi tên đồng Cổ Loa xưa và như các mũi tên flechette ngày nay. Các mũi tiên bằng gỗ và tre sẽ không gây bất cứ nguy hiểm gì. Chính vì thế, mũi tên Cổ Loa xưa chỉ làm bằng đồng.

Như vậy đã quá rõ ràng, sau khi 50 vạn quân Tần chiếm được hàng loạt nước đã tiến vào lãnh thổ của Văn Lang – Âu Lạc, địa hình ở đây chủ yếu là núi cao, các chiến binh Văn Lang – Âu Lạc dùng loại nỏ mà nguyên lý được nêu trong bằng độc quyền sáng chế của kỹ sư Vũ Đình Thanh.

“Loại nỏ này bắn các mũi tên đồng 11 cm, đầu nhọn, trọng tâm dồn vào phía đầu, bắn từ trên núi cao vào quân Tần ở phía dưới. Quân Tần lúc đó chỉ có chết mà không có cách nào chống đỡ được. Vì các mũi tên đồng bắn từ trên núi cao y hệt như các mũi tên sắt flechette ngày nay được thả từ máy bay xuyên được mọi thứ giáp sắt”, kỹ sư Thanh phân tích.

Ví dụ, nếu các chiến binh Văn Lang – Âu Lạc bắn các mũi tên đồng Cổ Loa từ núi cao 1000 m xuống quân Tần phía dưới thì vận tốc khi chạm đất tức là lao vào quân Tần sẽ được tính theo công thức căn bậc 2 của 2gh. Trong đó, g = 10 và h = 1000, tức là vận tốc của các mũi tên Cổ Loa khi lao vào quân Tần sẽ là gần 150m/s.

Với vận tốc này, các mũi tên đồng Cổ Loa xuyên mọi giáp sắt. Nếu 10 tên lính Tần đứng ở dốc thoải thì một mũi tên Cổ Loa xẽ xuyên táo qua 10 tên giặc, đúng tuyệt đối như sử sách mô tả.

Kỹ sư Thanh khẳng định, cách tính này được các đồng nghiệp của ông là ông Ivan Vileghanin và ông Kolyadov Dmitriy trong Tập đoàn hàng không vũ trụ Almaz Antey Nga (cha đẻ của các loại tên lửa nhất thế giới S300, S500) xác nhận là sử dụng được.

Như vậy, những toán quân nhỏ của Văn Lang – Âu Lạc do thủ lĩnh An Dương Vương lãnh đạo, với trang bị là các mũi tên đồng Cổ Loa từ trên núi cao cứ thoải mái bắn chết quân Tần này đến đám quân Tần khác. Khiến cho quân Tần theo chính sử Trung Hoa ghi lại trong sách Hoài Nam Tử mô tả “thây phơi máu chảy hàng chục vạn người” và Sử Ký mô tả “đóng binh ở đất vô dụng… Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường”.

Tại Cổ Loa còn tồn tại đến ngày nay bằng chứng rõ ràng về công nghệ đạn chùm bắn từ trên cao của người Việt khi xưa đó là Ngự Xạ Đài. Theo ghi chép xưa thì Ngự xạ đài còn có tên là gò Pháo Đài, Bãi Nhãn hay khu Đền Thạch (đền Đá). Đây là một gò đất cao, nằm ở phía Đông Bắc thành Nội Cổ Loa.

Tương truyền, xưa kia nơi đây là địa điểm Vua An Dương Vương thường hay ra xem thử bắn nỏ thần, tại Ngự xạ đài, nhà vua đã cho Cao Lỗ bắn thử 5 phát nỏ trước khi khẳng định công lao và tài nghệ của ông. 5 mũi tên đó đã phóng đi, rơi xuống 5 địa điểm khác nhau gồm Uy Nỗ, Hạ Nỗ, Lương Nỗ, Cường Nỗ, Kính Nỗ.

Hiện nay, Ngự xạ đài là gò đất cao do UBND xã Cổ Loa quản lý. Như vậy, cùng với các mô tả của hàng loạt sử sách về thành Cổ Loa hình con ốc cao như núi Côn Lôn, Ngự Xạ Đài – một gò đống cao còn lại đến ngày nay chứng minh rõ ràng vua An Dương Vương đã áp dụng công nghệ đạn chùm flechette.

Thay cho vị trí núi cao, vua cho xây thành Cổ lao cao chót vót. Sai kỹ sư quân khí tướng quân Cao Lỗ làm cái nỏ thật to bắn đồng loạt hàng nghìn mũi tên đồng Cổ Loa hay là flechette theo cách gọi ngày nay. Bắn được rất xa mà theo sử sách ghi lại là từ gò đống cao Ngự xạ đài bắn được đến 5 vị trí tương đương với 5 cách bắn nỏ thần.

 

Với nỏ thần bắn hàng nghìn, có khi cả vạn mũi tên đồng Cổ Loa flechette cùng lúc (giống đạn chùm flechette trong cuộc chiến tranh Ucraina đang diễn ra), quân Tần, sau đó là quân Triệu Đà phải thây chết đầy đồng chỉ sau một phát bắn.

Thượng tướng Hiệu khẳng định: “tôi đã kiểm tra phát hiện này của kỹ sư Thanh và tôi thấy hoàn toàn đúng đắn, phù hợp hoàn toàn với những gì mà chính tôi đã trải qua trong kháng chiến chống Mỹ.

Với phát hiện này, cùng bằng chứng khảo cổ là các mũi tên đồng Cổ Loa, với bằng độc quyền sáng chế về loại thiết bị bắn được các mũi tên đồng Cổ Loa, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định: người Việt chúng ta đã làm chủ đất nước này từ thủa hồng hoang”.

Người Việt đã chiến đấu giữ mảnh đất này cho chúng ta đến ngày nay, chúng ta có công nghệ vũ khí cao hơn hẳn kẻ thù và nhờ công nghệ đó, dù về quân số chúng ta ít hơn hẳn kẻ thù nhưng vẫn chiến thắng nhiều lần trước nhà Tần. Đó là tiền đề để Triệu Đà phải dựa vào các tù trưởng người Việt để tách ra khỏi nhà Tần, nhà Hán là các vương triều Trung Quốc.

Qua đó, giúp chúng ta, sau thất bại của vua An Dương Vương, các tù trưởng người Việt vẫn nắm quyền. Giúp người Việt chúng ta tồn tại qua gần nghìn năm Bắc thuộc, không bị đồng hóa. Chúng ta có độc lập thực sự đến ngày nay.

 

“Phát hiện này cũng góp phần chứng minh nguồn gốc của vua An Dương Vương là từ vùng núi cao Cao Bằng, cũng là con Rồng cháu Tiên”, tướng Hiệu khẳng định.


Hà Anh

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!