Tin công nghệ

Xã Tăng Thành – Nghệ An: Chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông minh


DNVN – Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành đã giúp xã Tăng Thành từng bước hoàn thiện, thu hẹp khoảng cách, hướng tới xã nông thôn mới thông minh, phát triển bền vững.

Ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, điều hành

Tăng Thành là xã
đầu tiên của huyện Yên Thành thực hiện thí điểm chuyển đổi số gồm chính quyền số,
kinh tế số và xã hội số, với mục tiêu phát triển chính quyền điện tử, hướng tới
chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số,
nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách.

Mô hình này đã
mang đến luồng gió mới trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa
bàn xã Tăng Thành về chuyển đổi số, từng bước tạo nên mô hình xã thông minh, nông thôn thông minh, đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.

t

Ông Đào Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An chia sẻ: Chuyển đổi số cấp xã giúp thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn với thành thị, xóa đi ranh giới giữa người dân ở hai khu vực và thực hiện đúng như quan điểm lấy người dân làm trung tâm theo định hướng của kế hoạch chuyển đổi số quốc gia.

Hiện tại, ở bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của xã đã tổ chức thực hiện quy trình “4 tại chỗ”
trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện việc tiếp nhận giải quyết và trả
kết quả trên hệ thống thông tin nhằm giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường
triển khai hỗ trợ tạo tài khoản trực tuyến cho người dân, hướng dẫn người dân nộp
hồ sơ trực tuyến.

Bên cạnh đó, Tăng
Thành đã tiến hành cấu hình tài khoản ngân hàng vào cổng DVC để người dân thanh
toán trực tuyến, công khai tài khoản để thu phí và lệ phí không dùng tiền mặt.
Tỉ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính đạt 20%/ 60% người dân và doanh nghiệp hài lòng, thực hiện số hóa hồ sơ
thủ tục hành chính đạt tỉ lệ 40%.

Triển khai phần
mềm quản lý văn bản và điều hành VNPT IOFFICE trong các cơ quan đơn vị gồm các
cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn. Cán bộ công chức đã chủ động sử dụng
phần mềm để gửi, nhận và xử lý văn bản. Đến nay, tổng số văn bản đến tiếp nhận
trên hệ thống là 1740 văn bản. Số văn bản được phát hành trên hệ thống là 154
văn bản, số văn bản phát hành có ký số 154 văn bản

 

Cán bộ công chức
viên chức trong cơ quan UBND xã đã được cấp tài khoản “Hộp thư điện tử công vụ”
để trao đổi thông tin nhằm đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức và cá nhân đạt
100%. Hoàn thành việc cập nhật thông tin cán bộ công chức, viên chức trên ứng dụng
VNeID của Bộ Công an.

Hiệu quả từ mô
hình chuyển đổi số

Thực hiện mô
hình điểm về chuyển đổi số, xã Tăng Thành đã đầu tư khá đồng bộ từ cơ sở hạ tầng
viễn thông, mạng nội bộ (LAN) đến xây dựng bộ phận điều hành thông minh (IOC)
và triển khai hệ thống camera an ninh; triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng
chính quyền số như hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; hệ thống
Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng…

C

 

Hoạt động phát
triển kinh tế số có nhiều bước chuyển biến tích cực. Thanh toán không dùng tiền
mặt ngày càng phát triển. Hiện nay hệ thống cán bộ từ xã đến xóm đều được nhận
các khoản tiền lương, phụ cấp qua tài khoản. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động
có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng đạt 60%.

Hoàn thành việc
chuẩn hóa dữ liệu trong phần mềm quản lý tài sản công; Thực hiện có hiệu quả việc
rà soát, chuẩn hóa và đồng bộ dữ liệu về thuế và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho MST và triển
khai ứng dụng nộp thuế điện tử trên thiết bị di động eTax moblie.

Các doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã ứng dụng CNTT trong các công đoạn sản xuất,
quản lý, kinh doanh; khai thác tốt các lợi ích của internet trong việc hỗ trợ
phát triển sản xuất kinh doanh… Đến nay, 100% doanh nghiệp trên địa bàn đều đã
sử dụng email, zalo trong trao đổi công việc, chào bán sản phẩm, giao kết hợp đồng
và kê khai thuế qua mạng; một số doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư xây dựng
website, tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc ứng dụng mạng xã hội
facebook, zalo để quảng bá, giới thiệu, mua bán sản phẩm, dịch vụ. 100% các doanh
nghiệp đã kết nối, sử dụng internet phục vụ công việc với mục đích chủ yếu là
tìm kiếm thông tin và trao đổi thông tin.

Công dân số,
chính quyền số và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, sử
dụng chữ ký số trên phần mềm điều hành; hướng dẫn sử dụng hệ thống thư điện tử
công vụ; đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường internet và mạng xã hội.
Công tác đào tạo, hướng dẫn đã giúp các cấp chính quyền và người dân trên địa
bàn xã nâng cao nhận về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng các nền tảng
số.

 

Đặc biệt, công
tác chuyển đổi số cũng có sự tham gia tích cực của lực lượng trẻ am hiểu về
công nghệ. Đoàn Thanh niên xã đã kết hợp với chi Đoàn Thanh niên công an xã cài
đặt phần mềm tài khoản Định danh điện tử nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tổ chức
đưa nông sản của xã lên sàn TMĐT Postmart.

Nhằm khai thác
hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng
theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường
trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, xã Tăng Thành đã đưa sản phẩm
nông sản đặc sản bưởi da xanh của bà con lên sàn thương mại điện tử (TMĐT)
Postmart, các trang mạng xã hội. Từ đó đã quảng bá sản phẩm đặc sản, hàng hóa của
địa phương trên môi trường mạng, nhân dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, khách
hàng, du khách biết và đến xã Tăng Thành nhiều hơn.


Thủy Tiên

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!