Tin công nghệ

Chuyển đổi số để doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu


DNVN – Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, cấp thiết để các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tại hội nghị tập huấn “Chuyển đổi số – Giải pháp để doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” ngày 10/10, ông Nguyễn Văn Trừ – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, kinh tế số đang dần trở thành con đường chủ đạo của phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, cấp thiết để các tổ chức, doanh nghiệp (DN) nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sở Công Thương Đà Nẵng tập huấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics chiều 10/10.

Sở Công Thương Đà Nẵng tập huấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics.

Đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước, CĐS trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là quá trình áp dụng ứng dụng CNTT vào quy trình thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý cũng như DN xuất nhập khẩu tham gia vào thủ tục hành chính.

Đối với DN xuất nhập khẩu, CĐS bao gồm sử dụng các phần mềm, ứng dụng, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), điện toán đám mây… để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý… nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng của CĐS, từ cơ quan quản lý nhà nước đến các DN đều cần được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để tận dụng ưu thế của CĐS; kịp thời vận động và thích ứng để không bị tụt hậu, mất lợi thế cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu, thậm chí ngay tại sân nhà”, ông Nguyễn Văn Trừ nói.

Cùng với các thông tin về kế hoạch CĐS của TP Đà Nẵng và ngành công thương TP giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2050, các đại biểu tham dự hội nghị cũng được nghe các chuyên gia trình bày về xu thế CĐS và hợp chuẩn nhà máy để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; các giải pháp CĐS để thúc đẩy xuất nhập khẩu.

Theo TS Nguyễn Kiều Trang – Phó trưởng khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử (trường Đại học CNTT và Truyền thông Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng), kinh tế số đóng góp khoảng 15% vào GDP của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023 (cả năm 2022 đạt khoảng 14,3%). Báo cáo thường niên kinh tế số e-Conomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu, công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 đạt 28%, dẫn đầu Đông Nam Á.

TS Nguyễn Kiều Trang nhấn mạnh: “Đáng chú ý nhất về CĐS trong xuất nhập khẩu hàng hóa là tổ chức kết nối, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy giao thông trực tuyến. Đồng thời tổ chức, tham gia các hội nghị giao thương trực tuyến để “chắp mối” cho các DN xuất nhập khẩu Việt Nam với các đối tác, DN nước ngoài”.

Bà Trang cũng lưu ý, đối với CĐS trong xuất nhập khẩu thì truy xuất nguồn gốc hàng hóa là giải pháp giúp người tiêu dùng có thể biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ, cũng như các công đoạn làm ra sản phẩm. Tuy nhiên vấn đề truy xuất nguồn gốc cũng đang dần trở thành rào cản phi thuế quan, nội dung về truy xuất nguồn gốc trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) gần như là những nội dung bắt buộc.


Hải Châu

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!