Tin công nghệ

Sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống


Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.

Câu lạc bộ Tiếp thị và Truyền thông Việt Nam (VMCC) dưới sự bảo trợ của Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội Truyền thông số Việt Nam đã cùng các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực nội dung số, bản quyền số, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hoá, truyền thông và tiếp thị tổ chức hội thảo VMCC Marcom Talk #8 với chủ để “Character Licensing & Character Marketing- Gia tăng kết nối, mở lối doanh thu”.

0e0f43904db911e88a78bdfc1e4a736a

Tại hội thảo, nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo, ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Từ công nghệ thông tin, truyền thông đến nghệ thuật và thiết kế, các lĩnh vực này đều đang chứng kiến sự bùng nổ của những ý tưởng mới và sản phẩm độc đáo.

“Điều quan trọng là sự sáng tạo này chỉ có thể phát triển bền vững khi quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo được bảo vệ và tôn trọng”, ông Bách nói.

Cũng theo ông Bách, quyền sở hữu trí tuệ, hay cụ thể hơn trong trường hợp này là bản quyền, quyền tác giả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và khuyến khích sự sáng tạo. Quyền sở hữu trí tuệ là công cụ quan trọng để đảm bảo người tạo ra ý tưởng mới và sản phẩm độc đáo được bảo vệ và được hưởng lợi từ công việc của mình một cách công bằng, chính đáng. Quyền tác giả không chỉ bảo vệ lợi ích kinh tế của người tác giả mà còn bảo vệ quyền lợi tinh thần và sự sáng tạo của họ.

Tuy nhiên, ngày nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Bách, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là sự phổ biến của internet và công nghệ số, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sao chép và phân phối trái phép các tác phẩm.

Điều này đặt ra vấn đề về việc làm thế nào để thực thi các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh nền kinh tế số một cách hiệu quả và công bằng.

 

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, chiến lược sở hữu trí tuệ, chiến lược phát triển Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo và sắp tới là Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi.

Ông Bạch nhấn mạnh “việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả không chỉ là trách nhiệm của các nhà lập pháp và chính phủ mà còn là trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và tôn trọng công sức sáng tạo của người khác”.

Chia sẻ điều này, ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số cho rằng trên môi trường số, sở hữu trí tuệ, bản quyền là vấn đề sống còn. Để bảo vệ giá trị sáng tạo cần có các giải pháp đồng bộ, chủ động.

Ông Chung cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, sáng tạo trên môi trường số đến không chỉ các đối tượng sáng tạo nội dung mà cả cơ quan quản lý nhà nước, các nền tảng phân phối, khai thác nội dung sáng tạo…


Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!