Tin công nghệ

Tin nhắn 'tình một đêm' lừa đảo người dùng

Các tin nhắn có tên như “Tình một đêm”, “Gái gọi”… liên tục được gửi đến người dùng vài ngày qua nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin.

Hoàng Quyên, nhân viên văn phòng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), cho biết tuần này cô liên tục nhận được tin nhắn chào mời dịch vụ từ các đầu số có tên nhạy cảm. “Nội dung đều là dụ người dùng truy cập các đường link có tên miền như tim***.life, lenl**.info. Một số tin nhắn có nội dung thô tục”, Quyên nói.

Tương tự, Tuấn Anh, sinh viên một trường đại học ở Đống Đa, kể khi đang ăn tối với gia đình, điện thoại của anh bất ngờ hiển thị tin nhắn “tình một đêm”. “Tôi phải giải thích đó là tin nhắn rác để tránh bị hiểu lầm. Có người bạn của tôi cũng nhận được tin nhắn như vậy và rơi vào tình thế khó xử”, anh cho hay.





Loạt tin nhắn được gửi đến một người dùng ở Hà Nội hôm 22/2. Ảnh: Khương Nha

Loạt tin nhắn được gửi đến một người dùng ở Hà Nội hôm 22/2. Ảnh: Khương Nha

Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc công ty bảo mật CyRadar, nhận định đây là dạng tin nhắn spam nhằm dẫn dụ người dùng truy cập đến website lừa đảo, đa số để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của người dùng, như thông tin đăng nhập tài khoản trực tuyến, tài khoản ngân hàng.

Theo các chuyên gia bảo mật, những tin nhắn này được gửi từ các thiết bị phát sóng di động giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster). Kẻ xấu có thể mua bán loại thiết bị này để phát tán tin nhắn lừa đảo mà không cần thông qua mạng viễn thông di động. Các tin nhắn cũng thường xuyên thay đổi thông tin nguồn gửi thành các tên như “Gai goi, Hen ho”.

Đây không phải lần đầu người dùng Việt Nam nhận được tin nhắn SMS lừa đảo kiểu này. Trước đó, các chiến dịch giả danh ngân hàng, tuyển cộng tác viên bán hàng đã liên tục diễn ra và khiến nhiều người mắc bẫy. Tháng 9/2022, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an phát hiện đường dây tội phạm xuyên quốc gia do người nước ngoài cầm đầu, chuyên phát tán tin nhắn lừa đảo. Kẻ chủ mưu sử dụng thiết bị sản xuất ở nước ngoài để làm giả trạm thu, phát sóng di động của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Bộ thiết bị có thể giả mạo đầu số tin nhắn của cơ quan, tổ chức. Khi thu thập được thông tin thuê bao di động, mỗi ngày chúng phát tán từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn trên mỗi bộ thiết bị.

Ông Đức khuyến cáo, người dùng nên cảnh giác với tin nhắn lạ, không truy cập đường link trong tin nhắn. Trong trường hợp lỡ điền thông tin, người dùng cần nhanh chóng đổi lại mật khẩu tài khoản ngân hàng, ứng dụng.

Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết nếu thấy tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử có dấu hiệu lừa đảo, người dùng có thể phản ánh qua đầu số 5656.

Khương Nha

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!