Tin công nghệ

Nổ bình chứa máy lọc nước

Đang ăn cơm ngoài phòng khách, gia đình anh Tiến Duy (Hà Nội) giật mình vì tiếng nổ lớn ở bếp, nơi đặt máy lọc nước mới mua 8 tháng.

Sau khi kiểm tra, anh Duy phát hiện bình chứa nước bên trong máy bị nổ và vỡ làm đôi, tủ bếp bị bung cửa, nước chảy lênh láng. “Nếu lúc đó vợ tôi ở trong bếp hoặc hai con chơi gần đó, không biết chuyện gì sẽ xảy ra”, anh nói về sự cố tuần qua. Hãng máy lọc nước sau đó đề nghị thay bình chứa mới nhưng anh Minh từ chối vì “nếu chỉ thay bình khác, không có gì đảm bảo sự cố không xảy ra một lần nữa”.

Anh Nguyễn Xuân Minh (TP HCM) cũng gặp tình huống tương tự đầu tháng 6. Anh kể tiếng động lớn tới mức “hàng xóm phải chạy sang xem vì tưởng có tai nạn”. Thành vách bằng sắt hai bên máy bị biến dạng, cửa bật tung văng xa vài mét. Tuy nhiên, nhà sản xuất sau khi xem xét chỉ báo giá linh kiện, hỗ trợ tăng thời gian bảo hành nhưng không đền bù các thiệt hại liên quan.





Áp lực khi bình áp vỡ đôi làm biến dạng vách hai bên máy và bật tung cửa vài mét của gia đình anh Nguyễn Xuân Minh. Ảnh: NVCC

Áp lực khi bình áp vỡ đôi làm biến dạng vách hai bên máy và bật tung cửa của gia đình anh Nguyễn Xuân Minh. Ảnh: NVCC

Bình chứa (bình áp hoặc bình tích áp) là bộ phận không thể thiếu của một số dòng máy lọc nước. Cấu tạo bên trong gồm bóng chứa nước và bóng khí. Nước sạch từ hệ thống lọc đi vào bóng chứa nước để lưu trữ và phình to, chiếm thể tích của bóng khí trong bình. Áp suất khí nén của bóng khí khi đó chính là lực đẩy nước tinh khiết lên vòi lọc khi người dùng có nhu cầu sử dụng.





Cấu tạo bình chứa nước gồm bóng chứa nước và bóng khí. Ảnh: Emag

Cấu tạo bình chứa nước gồm bóng chứa nước và bóng khí. Ảnh: Emag

Theo chuyên gia điện gia dụng Nguyễn Tiến Minh, bình áp hiện nay chủ yếu có hai loại là vỏ nhựa (được nhiều nhà sản xuất tích hợp sẵn trong máy lọc nước) và vỏ thép. Bình nhựa có ưu điểm chi phí rẻ, nhẹ nhưng có rủi ro bị vỡ, nổ trong một số trường hợp. Bình thép an toàn hơn nhưng cũng có thể bị gỉ sét trong quá trình sử dụng nếu để đọng nước.

Theo tiêu chuẩn, bóng khí trong bình áp có áp suất 5-10 psi. Trường hợp bị nổ có thể do bóng khí chất lượng kém, được bơm áp suất lớn hơn tiêu chuẩn hoặc bóng chứa nước đầy quá mức cho phép gây áp lực lớn làm nổ bóng khí. Thông thường, cả hai loại bình đều kèm van chống nổ, van điều áp để tránh các trường hợp rủi ro.

Ông Lê Văn Hồng, chủ một cửa hàng máy lọc nước ở Trần Phú, Hà Đông (Hà Nội), cho biết đã tiếp nhận một số trường hợp bị nổ bình áp, tất cả đều là loại bằng nhựa. “Trên lý thuyết, khi áp suất cao có nguy cơ nổ, van sẽ tự động xả nước để tránh sự cố. Tuy nhiên, vẫn nhiều người gặp rủi ro dù máy có van chống nổ. Một số trường hợp là do bóng hơi chất lượng kém, không chịu được áp suất gây nổ hoặc van hoạt động không chính xác”, ông Hồng giải thích.





Cấu tạo một máy lọc nước phổ thông với bộ phận lõi lọc, bình áp và vòi nước. Ảnh: Daraz

Cấu tạo máy lọc nước phổ thông với bộ phận lõi lọc, bình áp và vòi nước. Ảnh: Daraz

Để đảm bảo an toàn, ông Hồng cho biết nếu máy lọc nước đang sử dụng gặp sự cố với bình áp, không nên dùng loại tương tự để thay thế bởi đây có thể là loại chất lượng kém, lỗi trong thiết kế. Người sử dụng có thể đổi sang loại bình thép nhưng phải từ thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bình áp và đặt trong không gian kín phòng trừ rủi ro.

Đa số dòng máy lọc nước cao cấp hiện đều không sử dụng bình áp chứa nước. Lý do là các model này có công suất lọc lớn, nước ra đủ mạnh để sử dụng trực tiếp thay vì tích lại trong bình chứa. Tuy nhiên, dòng máy này lại có nhược điểm là không lấy được nước sạch khi bị mất điện.

Hoài Anh



Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!