Mở hộp & Đánh giá

lựa chọn robot hút bụi đáng giá phân khúc 7 triệu đồng

Trước đây, việc sở hữu một mẫu robot hút bụi không dễ dàng vì giá thành của chúng thường rất cao, vượt quá khả năng tài chính của nhiều gia đình. Tuy nhiên, hiện tại người dùng chỉ cần bỏ ra từ 7 – 10 triệu đồng là đã có thể sở hữu được robot hút bụi đáp ứng đầy đủ chức năng lau nhà, quét dọn một cách thông minh. Và Xiaomi Vacuum S10, Xiaomi Vacuum S10+ là hai trong số đó.

Thông số kỹ thuật trên Xiaomi Vacuum S10 và Xiaomi Vacuum S10+

Sản phẩm Xiaomi Vacuum S10 Xiaomi Vacuum S10+
Lực hút 4.000 Pascal 4.000 Pascal
Diện tích làm việc 150 – 200 m2 150 – 200 m2
Dung tích hộp bụi 300ml 450ml
Dung tích bình chứa nước 170ml 200ml
Dung lượng pin 3.200mAh 5.200mAh
Tính năng thông minh khác Tường ảo
Điều khiển từ xa thông minh
Trợ lý Google Assistant
Cảm biến LiDAR
Hai gỉe lau xoay độc lập
Tường ảo
Điều khiển từ xa thông minh
Trợ lý Google Assistant

Khả năng hút bụi, quét dọn

Điểm đáng giá nhất trên bộ đôi này đến từ lực hút lên đến 4.000 Pa. Trên thực tế, rất nhiều sản phẩm khác trong cùng phân khúc lại chỉ có lực hút 2.000 hay 3.000 Pascal.

Mẫu robot Lực hút (Pascal)
Xiaomi Vacuum S10/S10+ 4.000
Midea M6 2.000
Ecovac Deebot T9 3.000
Tefal RG7865WH 2.700

Với 4.000 Pa, máy có thể xử lý dễ dàng nhiều loại rác, từ bụi bẩn, vụn bánh mỳ cho đến các sợi bông tóc thừa. Kể cả các vụn rác có kích thước lớn cỡ 2- 3 cm như đồ ăn bị rơi, nếu nằm ở giữa đường đi đường đi của robot cũng sẽ được hút một cách gọn gàng.

blank

Cả hai mẫu Xiaomi Vacuum S10 và S10+ đều chỉ có 1 chổi. Cá nhân mình cho rằng việc này không quá ảnh hưởng vì chẳng hạn trong một số trường hợp như góc tường, robot thường sẽ quay đầu và chổi từ đó có thể quét được hết phần không gian đó.

Điểm khác biệt giữa hai mẫu robot đến từ chính phần giẻ lau. Trên Xiaomi Vacuum S10, chúng ta có một chiếc giẻ cố định, trong khi bản Plus có tới hai giẻ được cấu tạo theo kiểu hình tròn và lau xoay. Đương nhiên với chênh lệch 3 triệu đồng, Xiaomi Vacuum S10+ cho khả năng lau nhỉnh hơn.

blank
Mặt sau trên Xiaomi Vacuum S10 và S10+

Giẻ trên Xiaomi Vacuum S10+ sẽ xoay độc lập 2 bên, mô phỏng tương tự việc người dùng lau bằng giẻ lau. Vết bẩn sẽ được xoay và phân bổ đều trên giẻ hơn, từ đó sàn sạch và robot không cần lau đi lau lại nhiều lần.

Khả năng định vị và né tránh vật thể

Về khả năng định vị, cả hai robot đều được trang bị cảm biến laser. Mỗi khi quét dọn lần đầu, cảm biến sẽ quay 360 độ từ đó xác định môi trường xung quanh và lập bản đồ một cách chính xác. 

Trong khi đó Xiaomi Vacuum S10+ có thêm hệ thống LiDAR giúp robot có thể phát hiện và né tránh vật thể ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Các chướng ngại vật được nhận dạng với độ chính xác lên đến hàng milimet, tăng hiệu quả khi robot lau dọn vào ban đêm.

blank

Khả năng nhận diện vật thể của cẩ S10 và S10+ nhìn chung là tốt. Mép tường, cửa phòng hay vật cản cỡ lớn như chân ghế nói chung đều có thể tránh được. Nhờ việc bánh xe có thể kéo lên tới 1,5 cm, robot có thể đi qua các vật không quá cao, chẳng hạn như chân quạt hay chân bàn dạng tròn. Cần nhớ rằng có nhiều sản phẩm khác trong phân khúc không làm được điều này, hễ gặp chân quạt là chúng sẽ leo lên và kẹt luôn trên đó.

blank

Một vài cảm biến khác thì cả S10 và S10+ vẫn được trang bị đầy đủ từ con quay hồi chuyển, cảm biến va chạm, tốc độ v.v… và tất nhiên cũng có thể nhận biết thảm để tránh thấm nước hay là né cầu thang để tránh bị rơi . Nhà nào đông trẻ con, trải nhiều thảm thì cứ dùng vô tư, không phải lo.

blank

Một số yếu tố khác

Dung tích 

Sản phẩm Dung tích hộp bụi / nước (ml)
Xiaomi Vacuum S10 300 / 170
Xiaomi Vacuum S10+ 450 / 200

Nhìn chung, dung tích hộp rác – bình chứa nước trên cả hai chỉ nằm ở mức cơ bản thôi. Trên Xiaomi Vacuum S10+, mỗi khi mình lau dọn phòng khoảng 35 – 40m2 thì bình gần như cạn nước. Đó là trên bản Plus, còn bình nước chỉ 170 ml trên Xiaomi Vacuum S10 thậm chí còn hết nhanh hơn.

blank

Một yếu tố nhỏ là trong hộp đựng rác của cả Xiaomi Vacuum S10 và S10+ đều có màng lọc HEPA, người dùng có thể yên tâm khi bụi bặm hay các chất bẩn đều được hút một cách sạch sẽ. Thêm vào đó là trên S10, hộp đựng rác và đựng nước được gộp chung lại với nhau. Cá nhân mình thích cách làm trên S10+ hơn, tức là tách riêng hộp rác và hộp nước, nếu muốn.

blank

Pin

Sản phẩm Dung lượng pin TGSD (theo công bố)
Xiaomi Vacuum S10 3.200mAh Khoảng 2 giờ
Xiaomi Vacuum S10+ 5.200mAh Khoảng 2 giờ
blank

Theo công bố thì cả Xiaomi Vacuum S10 và S10+ đều có thể sử dụng trong khoảng 2 tiếng. Nhìn chung thời gian sử dụng pin trên cả hai mẫu robot đều khá ổn, mình có thể quét dọn các phòng lớn khá thoải mái mà không lo hết pin. Thêm vào đó, khi hết pin chúng sẽ quay về trạm sạc để nạp năng lượng, do đó người dùng không cần quá lo lắng khi robot sẽ luôn đầy pin mỗi lần bắt đầu dọn dẹp.

Ứng dụng Mi Home

Để điều khiển robot chúng ta cần sử dụng ứng dụng có tên Mi Home. Nhìn chung, Mi Home cung cấp đầy đủ tính năng cơ bản từ điều chỉnh lực hút, mức nước hay chế độ làm việc. Ứng dụng cũng cho phép tạo tới 5 bản đồ khác nhau, tạo tường ảo hay vùng cấm.

blank

Tất nhiên cả Xiaomi Vacuum S10 và S10+ đều hỗ trợ ra lệnh bằng trợ lý ảo như Google Assistant, Alexa hay Siri. Quá trình thiết lập nhìn chung không quá khó khăn, chẳng hạn với Google Assistant, mình chỉ cần tải thêm ứng dụng Google Home là đã có thể sử dụng ra lệnh.

Độ ồn

Với mức công suất cao nhất, độ ồn mà S10 và S10+ cho ra rơi vào khoảng 75 decibel. Tuy nhiên với mình điều này không ảnh hưởng lắm, vì mình thường lên lịch dọn dẹp robot lúc ra ngoài, nên có ồn một chút cũng không sao.

Thiết kế, chất lượng hoàn thiện

Mình đánh giá khá cao phiên bản màu trắng trên cả S10 và S10+, để trong nhà cho cảm giác đẹp và sang trọng. Về chất lượng hoàn thiện nhìn chung cũng không có gì đáng phàn nàn, từ các khớp nối, chổi lau đều được làm rất khít, rất tỉ mỉ. Hai bánh xe cũng được làm theo dạng răng cưa giúp robot có thể leo dễ dàng hơn qua các chướng ngại vật.

blank

Điểm trừ

Giọng nói tiếng Anh

Trong ứng dụng Mi Home có một tuỳ chọn cho phép chúng ta điều chỉnh rất nhiều giọng nói khác nhau, thế nhưng lại không có tiếng Việt! Dẫu vậy, mình cũng không đặt nặng việc phải giao tiếp với với robot, chỉ cần thiết lập lịch trình là chúng sẽ tự động chạy.

Không có tự đổ rác, tự giặt giẻ

Thêm một yếu tố nhỏ là cả Xiaomi Vacuum S10 và S10+ đều không có tự đổ rác, tự giặt giẻ. Cá nhân mình kỳ vọng nhiều hơn thế, nhất là khi trong phân khúc giá của S10+ đã có những sản phẩm trang bị đầy đủ hai tính năng trên.

blank

Tổng kết

Tóm lại, cả Xiaomi Vacuum S10 và S10+ đều là những mẫu robot chính hãng rất đáng cân nhắc trong tầm giá này. Câu hỏi đặt ra là, với mức chênh lệch 3 triệu đồng thì bạn nên chọn sản phẩm nào?

– Xiaomi Vacuum S10 phù hợp với ai không có nhiều nhu cầu, cần một mẫu robot cơ bản, đáp ứng tốt về cả khả năng hoạt động lẫn tính năng bên trong.

– Xiaomi Vacuum S10+ phù hợp với những nhà có diện tích lớn, cần thời lượng pin tốt, có LiDAR giúp vẽ bản đồ, xác định vật thể chính xác hơn trong điều kiện thiếu sáng.

Cho xem nhiều hơn

Những bài viết liên quan

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Back to top button
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x

Adblock Detected

Vui lòng vô hiệu hóa chương trình chặn quảng cáo trước khi xem trang web TAMHOANG.NET!

Please disable ad blocking program before viewing TAMHOANG.NET website!